Hóa đơn điện tử: Chuyển đổi phương thức quản lý và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngành Thuế đã thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch HCM : “Thu thuế phải thu được lòng dân”

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua. Bên cạnh đó, với việc hệ thống của cơ quan thuế ngừng ngay không cho doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích được xuất hóa đơn sẽ hạn chế việc người mua sử dụng phải hóa đơn của các doanh nghiệp này.

Chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn

Để triển khai Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Trong đó, điểm mới quan trọng nhất của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo đó, kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử (trừ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được đánh giá là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội. Cụ thể:

Một là, đối với doanh nghiệp, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn,…); Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế.

Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy do hệ thống lưu trữ hóa đơn điện tử được sao lưu nên khả năng mất hoàn toàn dữ liệu hóa đơn là khó xảy ra.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua. Bên cạnh đó, với việc hệ thống của cơ quan thuế ngừng ngay không cho doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích được xuất hóa đơn sẽ hạn chế việc người mua sử dụng phải hóa đơn của các doanh nghiệp này.

Hai là, đối với cơ quan thuế và cơ quan khác của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn.

Trong đó, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý không tốn nhiều chi phí, thời gian đối chiếu hóa đơn như hiện nay. Từ đó, góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.

Ba là, đối với xã hội, việc sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên) và tình trạng làm giả hóa đơn

Đồng thời, góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Từ đó, giúp việc triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn từ đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn điện tử qua mạng, thanh toán qua mạng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử giảm tối đa việc sử dụng giấy in góp phần bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh việc triển khai hóa đơn điện tử

Để hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 17/9/2021 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế lập kế hoạch triển khai theo 2 giai đoạn và đã ban hành các Quyết định về việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định.

Nội dung Thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung về hóa đơn điện tử gồm: ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử; ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử; chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác; hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về một số nội dung về hóa đơn giấy gồm: tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn do Cục Thuế đặt in; Việc sử dụng biên lai thu thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân; và hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

Để triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh về kế hoạch triển khai áp dụng hoá đơn điện tử và sẵn sàng chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Rà soát và thông báo đến các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn về việc triển khai hóa đơn điện tử để các tổ chức chuẩn bị các giải pháp và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Cục Thuế các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn cho người nộp thuế và cán bộ thuế các quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC và tổ chức triển khai thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả.

Đồng thời, Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần công bố đường dây nóng tại Cục Thuế và Chi cục Thuế. Thường xuyên rà soát, nắm bắt các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian đầu thực hiện hóa đơn điện tử để xử lý ngay các vướng mắc phát sinh tại địa phương. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để tháo gỡ kịp thời.

Đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) kịp thời kể từ ngày 01/07/2022, Tổng cục Thuế gửi đến quý tổ chức, cá nhân một số nội dung sau:

1. Lợi ích của việc áp dụng HĐĐT

– Đối với người nộp thuế

So với hóa đơn giấy, HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí in ấn, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng, chi phí lưu trữ hóa đơn, giảm thiểu rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi áp dụng, giảm chi phí tuân thủ về thủ tục hành chính…

Sử dụng HĐĐT sẽ tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ do hạn chế việc sử dụng hóa đơn của người nộp thuế bỏ trốn, mất tích…

– Đối với xã hội

Khắc phục tình trạng gian lận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên,… và tình trạng làm giả hóa đơn.

Sử dụng HĐĐT sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử hoàn thiện hơn từ khâu đặt hàng, thanh toán tiền và giao nhận hóa đơn qua môi trường internet.

Giảm thiểu việc sử dụng giấy góp phần bảo vệ môi trường

– Đối với cơ quan thuế

Việc triển khai HĐĐT của quý tổ chức, cá nhân cũng giúp cơ quan thuế thuận tiện xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, tinh giản quy trình đối chiếu, ngăn chặn việc sử dụng trái phép hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn.

Sử dụng HĐĐT còn giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hóa đơn, phục vụ tốt cho công tác thanh, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro. Tiết kiệm nguồn lực cho cơ quan thuế

2. Điều kiện áp dụng HĐĐT

Tổ chức, cá nhân áp dụng HĐĐT là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hạ tầng, công nghệ và đang thực hiện giao dịch điện tử trong kê khai thuế với cơ quan thuế.

Các trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Các tổ chức, cá nhân chủ động liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT lựa chọn sản phẩm phù hợp để áp dụng HĐĐT (tham khảo danh sách trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc trên website http://dongnai.gdt.gov.vn).

3. Đăng ký sử dụng HĐĐT

Việc đăng ký sử dụng HĐĐT có mã cơ quan thuế theo Điều 14 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Công thông tin điện tử Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tới quý tổ chức, cá nhân kinh doanh qua địa chỉ đã được đăng ký với cơ quan thuế.

Các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện phát hành HĐĐT theo quy định, truy cập vào Công thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện đăng ký áp dụng, thông báo phát hành và sử dụng HĐĐT trước 31/05/2022

4. Bảo mật an toàn thông tin

Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu HĐĐT phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sử dụng HĐĐT, tổ chức cung cấp giải pháp HĐĐT và các đơn vị có liên quan có thỏa thuận phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện về tính toàn vẹn và bảo mật có liên quan đến HĐĐT; cơ sở dữ liệu HĐĐT phải đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác kê khai của người nộp thuế, quản lý thuế của cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn bảo mật và an ninh quốc gia.

Nguồn: Website Tổng Cục Thuế./